Proven Ways To Balance Demand & Supply
EXPAND ONLINE DISTRIBUTION CHANNELS
In the fourth wave of Covid outbreak in Vietnam, especially in Ho Chi Minh city, the horrific spread of the Delta variant has driven HCMClocal authorities to declare lockdown policies from July 9th. According to imposed directives, three wholesale markets, along with 234 traditional markets, must be temporarily closed. Before the Covid outbreak, traditional markets and wholesale markets served up to 70% of HCMC citizens' total demand. Meanwhile, supermarkets and online channels cover only about 30%, in which the amount of necessities served by e-Commerce channels, such as food and vegetables, accounts for only about 3%.
However, after lockdown directives, the supermarket chains and online channels shoulder the responsibility to take care of meals for 10 million people in HCMC. To confront with the difficult situation, the Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency has coordinated closely with e-Commerce marketplaces and other units under the Ministry of Industry and Trade to step up the preparation of the supply of necessities and build up sales plan for these goods so that supply disruption situation will not happen in HCMC.
[Vui lòng xem Tiếng Việt bên dưới]
According to the Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency (the Ministry of Industry and Trade), in the past few days, the number of orders for necessities through e-Commerce marketplaces has increased dramatically. As of July 20th, Tiki has recorded about10 tons of vegetables and fruits and 10,000 orders per day for essential consumer products; the demand of these product on Shopee also increased sharply by over 30 tons per day, while Lazada recorded an average output of 5-10 tons/day for fresh vegetables and processed foods
In addition, the Voso and Postmart e-Commerce marketplaces, which have the advantage of logistics, have organized the online price-stabilization online sales besides offline sales, and ensured about the transportation to each isolated area or direct selling at Viettel Post, Vietnam Post, local postal offices. Specifically, as of the end of July 7th, Vosco recorded that more than 150 tons of fruits had been sold at its 34 mobile selling points and the number of orders kept rising. Viettel Post and Voso will continue to increase inbound volume expectedly to 60 - 80 tons / day, which can ensure the supply situation and price stabilization for the HCMC market.
Besides, companies in the food-delivery app market like Grab, Baemin, Choop, Now also join hands by creating many grocery assistant programs. The number of recorded orders rises up dramatically. The online channels of supermarket chains also experienced significant growth and out-of-stock situations usually happen.
In addition to the official marketplace, groups on Facebook and Zalo are extremely dynamic. Traders, who are not able to sell at offlinemarkets, can collect goods and post information on groups to supply necessities for the local household in the nearby area.
MỞ RỘNG CÁC KÊNH PHÂN PHỐI TRỰC TUYẾN
Một Số Phương Án Cân Bằng Cung-Cầu
Sự trở lại của làn sóng Covid lần thứ 4 tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trước sự lây lan khủng khiếp của chủng Delta đã khiến chính quyền thành phố Hồ Chí Minh ban bố lệnh phong tỏa từ ngày 9/7. Cùng với quyết định phong tỏa này quyết định đóng cửa 3 chợ đầu mối và 234 chợ truyền thống.
Trước dịch Covid, chợ truyền thống và đầu mối phục vụ tới 70% nhu cầu của người dân thành phố HCM, siêu thị và các kênh trực tuyến chỉ chiếm khoảng 30%. Trong đó, lượng hàng nhu yếu phẩm như rau củ quả, đồ ăn được phục vụ bởi các kênh thương mại điện tử chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 3%.
Sau quyết định phong tỏa, hệ thống siêu thị và các kênh trực tuyến gánh trách nhiệm chăm lo bữa ăn cho 10 triệu dân ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trước tình hình đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp chặt chẽ cùng các sàn thương mại điện tử, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tăng cường chuẩn bị nguồn hàng, xây dựng các chương trình bán hàng thiết yếu để đảm bảo không đứt gãy hàng hóa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), trong những ngày qua, lượng đơn hàng thực phẩm thiết yếu qua các sàn thương mại điện tử tăng đột biến. Số liệu ghi nhận đến ngày 20.7, sàn Tiki ghi nhận có khoảng 10 tấn rau của quả và 10.000 đơn hàng/ngày đối với mặt hàng thiết yếu; các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trên Shopee đã tăng mạnh khoảng trên 30 tấn/ngày hay sàn Lazada bán trung bình 5-10 tấn/ngày đối với rau xanh và thực phẩm chế biến.
Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử Voso và Postmart có lợi thế về logistics nên đã tổ chức được cả hình thức bán hàng bình ổn giá online kết hợp bán trực tiếp, đảm bảo vận chuyển tới từng khu vực cách ly hoặc bán trực tiếp tại các bưu cục của Viettel Post, Vietnam Post, bưu điện văn hóa xã. Cụ thể, tính đến hết ngày 17.7, chương trình thực phẩm lưu động tại TP.HCM của sàn Voso đã ghi nhận tiêu thụ hơn 150 tấn rau củ quả tại 34 điểm bán lưu động và sản lượng đơn đặt hàng tiếp tục tăng cao. Viettel Post và Voso sẽ tiếp tục tăng lượng hàng nhập đầu vào, dự kiến 60-80 tấn/ngày, đảm bảo cung ứng và bình ổn giá cho thị trường TP.HCM.
Bên cạnh đó những công ty công nghệ như Grab, Baemin, Choop, Now cũng tham gia bằng cách tạo ra nhiều chương trình đi chợ hộ. Đơn hàng được ghi nhận tăng đột biến. Các kênh online của hệ thống siêu thị cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể và thường xuyên rơi vào trạng thái hết hàng.
Ngoài những sàn chính thống, các group Facebook và Zalo hoạt động cực kì sôi nổi khi các tiểu thương không bán được ở chợ, họ gom hàng và rao nhiều trên các group chung để hỗ trợ bán hàng cho những hộ dân cùng khu vực.